Chiều ngày 06/12/2024, Viện Đào tạo Quốc tế thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Lễ ra mắt Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD.US@NEU. Đây là chương trình đào tạo hợp tác giữa Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) và hai trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ: Đại học Boise State và Đại học Andrews. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển quan hệ hợp tác giáo dục quốc tế của ĐH KTQD mà còn mở ra cơ hội học tập chuẩn quốc tế cho sinh viên Việt Nam.
Quang cảnh buổi lễ
Tham dự buổi lễ, về phía Đại sứ quán Mỹ có ngài Konstantin Dubrovsky – Phó Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Về phía đại diện đại học đối tác tại Mỹ có ông Lê Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Giám đốc phát triển chương trình Đại học Andrews, Hoa Kỳ tại Việt Nam. Về phía đại diện lãnh đạo các trường THPT tại Hà Nội có cô Trần Thị Hải Yến – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm; cô Nguyễn Thị Nhâm Huyền – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng; cô Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An; thầy Lee Martin Chalkly – Hiệu trưởng Trường Hà Nội Toronto; cô Nguyễn Kiều Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy; cô Ngô Thị Hằng Nga – Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế Westlink. Về phía doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam có đại diện Công ty Amazon Việt Nam, Công ty Starbucks Việt Nam, Công Ty McDonald’s Việt Nam, Công ty Taylor Made và bà Đậu Thúy Hà – Chủ tịch HĐQT CTCP tư vấn quản lý OCD và Công ty OMT, đại diện cộng đồng Boise State University Alumni.
Về phía Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) có PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng Nhà Trường; PGS.TS Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (ĐTQT); cùng các đại diện lãnh đạo các Trường, Phòng ban, Khoa, Viện, Trung tâm, các cán bộ, giảng viên của Trường, các bậc phụ huynh và học sinh, các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình.
PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó Hiệu trưởng ĐH KTQD phát biểu khai mạc buổi lễ
Phát biểu khai mạc buổi Lễ, PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng ĐH KTQD, cho biết: “Lễ ra mắt chương trình Cử nhân Quốc tế IBD.US@NEU là một cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục quốc tế của Đại học Kinh tế Quốc dân. Chúng tôi cam kết mang đến cho sinh viên cơ hội học tập trong môi trường giáo dục tiên tiến, chất lượng quốc tế, trang bị cho các em những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hội nhập và phát triển trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa.” Ông cũng nhấn mạnh rằng, chương trình này không chỉ giúp sinh viên phát triển chuyên môn mà còn tạo cơ hội trải nghiệm học tập quốc tế ngay tại Việt Nam, trước khi có thể tiếp tục chuyển tiếp sang các trường đại học đối tác tại Hoa Kỳ với các ưu đãi học bổng hấp dẫn.
Ngài Konstantin Dubrovsky – Phó Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu
Tại buổi lễ, ngài Konstantin Dubrovsky – Phó Tham tán Kinh tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã nhấn mạnh sự quan trọng của hợp tác giữa Đại học Kinh tế Quốc dân và hai trường đại học uy tín của Hoa Kỳ, Đại học Boise State và Đại học Andrews, trong việc thúc đẩy mối quan hệ giáo dục giữa hai quốc gia. Ngài Konstantin cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ sáu trên thế giới về số lượng sinh viên học tập tại Hoa Kỳ, với gần 30.000 sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục Mỹ và khoảng 300.000 sinh viên khác tiếp cận tài nguyên học thuật trực tuyến từ các trường đại học Hoa Kỳ. Ông cũng chia sẻ rằng: “Sự trao đổi mạnh mẽ về kiến thức và văn hóa giữa hai quốc gia là minh chứng rõ nét cho sự phát triển mối “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”, mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức công nhận vào năm 2023. Với trọng tâm giáo dục được đặt lên hàng đầu, Đại sứ quán Hoa Kỳ luôn tích cực thúc đẩy các quan hệ đối tác giáo dục, tạo cơ hội cho việc trao đổi văn hóa, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và khuyến khích những sáng kiến sáng tạo trong kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đại sứ quán cam kết tiếp tục tạo dựng môi trường thuận lợi để các quan hệ hợp tác giữa các trường đại học của Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ.”
PGS.TS Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện ĐTQT chia sẻ về lịch sử và hành trình xây dựng Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD.US@NEU
Theo đó, chương trình hợp tác đào tạo này mang đến cho người học chất lượng giáo dục chuẩn Hoa Kỳ và môi trường đào tạo quốc tế. Chương trình học nguyên bản từ các đại học đối tác Hoa Kỳ và mô hình học tập linh hoạt, sinh viên có cơ hội chuyển tiếp sang Hoa Kỳ với nhiều ưu đãi học bổng và mức học phí hợp lý. Sinh viên sẽ được cấp bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh do Đại học Andrews hoặc Đại học Boise State cấp. PGS.TS Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện ĐTQT cũng nhấn mạnh thêm: “Hình thức liên kết đào tạo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ưu điểm của hình thức “du học tại chỗ”” là sinh viên có thời gian học tại Việt Nam để rèn luyện cách học và hòa nhập nhanh với môi trường quốc tế. Về chi phí, sức ép tài chính du học Mỹ rất lớn, do vậy, học mô hình 2+2 chi phí nhẹ nhàng hơn, cơ hội học bổng cũng cao hơn. Ngoài ra, mô hình liên kết đảm bảo giữ văn hóa, môi trường làm việc Việt Nam, phù hợp với gia đình có con muốn cho con làm việc tại Việt Nam trong môi trường quốc tế.”
Nhằm mang đến những giá trị tốt nhất cho cộng đồng và giúp sinh viên chương trình phát triển toàn diện, Viện Đào tạo Quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp và trường THPT trong thời gian tới. Cũng trong khuôn khổ buổi lễ, Viện Đào tạo Quốc tế đã ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Mối quan hệ này không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo mà còn mang đến cho sinh viên cơ hội thực tập, tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp trong các môi trường làm việc quốc tế. Các doanh nghiệp đối tác sẽ cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động như chia sẻ kinh nghiệm, tham quan thực tế, và cung cấp chương trình thực tập, giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ngay từ khi còn học tại trường.
Viện Đào tạo Quốc tế, ĐH KTQD ký kết ghi nhớ hợp tác với đại diện một số doanh nghiệp và trường THPT tại Hà Nội
Theo đuổi mô hình giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ, IBD.US@NEU không chỉ tạo ra cơ hội học tập cho sinh viên mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục quốc tế tại Việt Nam, khẳng định tầm nhìn và cam kết của Viện ĐTQT, ĐH KTQD trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động toàn cầu. Với chương trình học chuẩn Hoa Kỳ, môi trường học tập quốc tế, và cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu, IBD.US@NEU hứa hẹn sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho các sinh viên mong muốn mở rộng tầm nhìn và phát triển sự nghiệp quốc tế.
Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD.US@NEU mở ra một tương lai đầy triển vọng cho sinh viên Việt Nam, là cầu nối để đưa thế hệ trẻ Việt Nam vươn xa, phát triển và thành công trong một thế giới toàn cầu hóa.
Các đại biểu tham dự buổi lễ cùng chụp ảnh lưu niệm
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về sự kiện:
Lao động: ĐH Kinh tế Quốc dân ra mắt chương trình Cử nhân Quốc tế
Đại biểu Nhân dân: Đại học Kinh tế Quốc dân hợp tác đào tạo với Đại học Boise State và Đại học Andrews
Nhân dân: Thúc đẩy hợp tác đào tạo giữa đại học Việt Nam và Hoa Kỳ
TTXVN: Thúc đẩy hợp tác đào tạo giữa đại học Việt Nam và Hoa Kỳ
Giáo dục & Thời đại: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ra mắt Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD.US@NEU
Tiền phong: Đại học Kinh tế Quốc dân có thêm chương trình cử nhân liên kết đào tạo quốc tế
VTC News: Việt Nam đứng thứ 6 số lượng sinh viên học tại Mỹ
Hà Nội mới: Hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đang học tại các cơ sở giáo dục của Mỹ
Công an Nhân dân: Đại học Kinh tế Quốc dân hợp tác đào tạo với 2 đại học lớn của Hoa Kỳ
Đảng cộng sản Việt Nam: Ra mắt “Chương trình Cử nhân Quốc tế IBD.US@NEU”
Dân Việt: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam: “Thấy gì từ con số gần 30.000 sinh viên Việt đang du học Mỹ?”
Fanpage IBD@NEU - Nơi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, môi trường học tập và hoạt động về Chương trình IBD@NEU
Tham giaFanpage BBAE@NEU - Nơi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, môi trường học tập và hoạt động về Chương trình BBAE@NEU
Tham giaFanpage IMD@NEU - Nơi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, môi trường học tập và hoạt động về Chương trình IMD@NEU
Tham gia