Banner

Tọa đàm “Học Gì và Như Thế Nào Để Vượt Mặt A.I.”

Nghiêm Phương Linh

Thứ hai, 02/12/2024 4:12 Chiều

Sáng ngày 25/11, Viện Đào tạo Quốc tế – Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức  thành công buổi tọa đàm với chủ đề “Học gì và như thế nào để vượt mặt A.I.”. Sự kiện quy tụ các chuyên gia, giảng viên uy tín cùng hơn 140 sinh viên tham dự. Với nội dung thiết thực và tầm nhìn sâu sắc, tọa đàm đã giúp sinh viên định hướng những kỹ năng, tư duy cần thiết để không chỉ thích nghi mà còn dẫn đầu trong thời đại trí tuệ nhân tạo (A.I.).

Diễn giả buổi tọa đàm “Học gì và như thế nào để vượt mặt A.I” chụp hình cùng các bạn sinh viên.

Viện Đào tạo Quốc tế (ĐTQT) đã tổ chức buổi tọa đàm với sự tham gia của các diễn giả là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình, bao gồm:

  • PGS.TS. Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện ĐTQT, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục.
  • TS. Trần Thanh Nam, nhà sáng lập Moca, nguyên Giám đốc Khối Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số, Vietcombank, chuyên gia giàu kinh nghiệm về ứng dụng A.I. trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. 
  • ThS. Phạm Ngọc Mai Anh – Cựu sinh viên IBD@NEU khóa 1, là nhà sáng lập OnAir và A.I.ONtech, đại diện Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2018, tiên phong trong đổi mới

 Các diễn giả, đại biểu và đại diện ban tổ chức Toạ đàm “Học gì và như thế nào để vượt mặt A.I.”

Tham dự Tọa đàm, về phía Viện Đào tạo Quốc tế (ĐTQT), Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD) có PGS.TS. Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện ĐTQT, TS. Trịnh Thị Thu Giang – Phó Viện trưởng Viện ĐTQT, TS. Hồ Hoàng Lan – Trưởng Ban Đào tạo Đại học Viện ĐTQT, TS. Lê Thị Hương Lan, Cán bộ phụ trách Ban Hợp tác Phát triển Viện ĐTQT, cùng các cán bộ và giảng viên của Viện ĐTQT và ĐH KTQD.

T.S. Trịnh Thị Thu Giang – Phó Viện trưởng Viện ĐTQT phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, TS. Trịnh Thị Thu Giang – Phó Viện trưởng Viện ĐTQT cho biết “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà trí tuệ nhân tạo (A.I.) ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc. Công nghệ hiện đại không chỉ hỗ trợ mà còn thay thế nhiều vai trò truyền thống của con người.”. Tuy nhiên, cô Giang vẫn nhấn mạnh rằng, dù A.I. có thể thay thế con người trong nhiều công việc, nhưng nó không thể thay thế những giá trị độc đáo mà chỉ con người mới có: khả năng sáng tạo, sự đồng cảm, tư duy phản biện, và đặc biệt là những giá trị nhân văn.

T.S. Trịnh Thị Thu Giang – Phó Viện trưởng Viện ĐTQT trao hoa cho các diễn giả.

Thời gian gần đây, Viện ĐTQT nhận thấy rằng các bạn sinh viên hiện nay phụ thuộc phần lớn tư duy vào công cụ AI như Chat GPT để giải quyết mọi vấn đề, từ đó làm suy giảm khả năng tư duy độc lập và sáng tạo của chính mình. Đứng trước thực trạng này, Viện ĐTQT đã chọn chủ đề “Học gì và học như thế nào để vượt mặt AI?” nhằm nâng cao những năng lực chỉ con người mới có, như sự thấu hiểu cảm xúc, khả năng ứng biến linh hoạt, tư duy phản biện và sự sáng tạo không giới hạn. Qua đó, sinh viên không chỉ biết cách sử dụng công nghệ một cách thông minh, mà còn tự tin làm chủ và vượt qua nó, tạo dựng cho bản thân một nền tảng vững chắc để trở thành công dân toàn cầu.

Toàn cảnh buổi tọa đàm “Học gì và như thế nào để vượt mặt A.I.”

Buổi tọa đàm mở đầu với phần giải thích rõ ràng về trí tuệ nhân tạo do ThS. Phạm Ngọc Mai Anh dẫn dắt, giúp sinh viên hiểu cách A.I. hoạt động thông qua phân tích dữ liệu và thuật toán. TS. Chị lấy ví dụ rất cụ thể về cách vận hành của A.I, khi một khách hàng yêu cầu sự trợ giúp về quá trình giảm cân thông qua ChatGPT, A.I. có thể cung cấp một kế hoạch chi tiết và cụ thể, bao gồm các phương pháp ăn uống, tập luyện và các chỉ số theo dõi sự tiến bộ. Tuy nhiên, Chat GPT chỉ có thể giúp khách hàng lên kế hoạch một cách khoa học và hệ thống chứ không thể thúc đẩy hay tạo động lực giảm cân cho họ, vì điều này phụ thuộc vào sự kiên trì và cam kết của chính bản thân khách hàng. TS. Trần Thanh Nam tiếp nối bằng việc chỉ ra các lĩnh vực A.I. đang chiếm ưu thế như tài chính, y tế và sản xuất, nhấn mạnh khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng là sức mạnh cốt lõi của A.I.. Tuy nhiên, các diễn giả đều nhấn mạnh rằng A.I. vẫn không thể thay thế con người ở các khía cạnh sáng tạo và cảm xúc.

ThS. Phạm Ngọc Mai Anh chia sẻ về khái niệm A.I. và cách tạo ra A.I.

Trong phần thảo luận về tác động của A.I., TS. Trần Thanh Nam phân tích cách A.I. định hình lại các ngành kinh doanh và tài chính, giúp tối ưu hóa vận hành và cá nhân hóa dịch vụ. PGS.TS. Lê Trung Thành nhấn mạnh rằng, trong giáo dục, A.I. hỗ trợ học tập nhưng các giá trị cốt lõi như tư duy phản biện và đạo đức nghề nghiệp vẫn cần được duy trì. Các diễn giả cũng cung cấp cho người tham gia góc nhìn về A.I. trong tương lai gần.

T.S. Trần Thanh Nam cung cấp những góc nhìn thực tiễn về sự ảnh hưởng của A.I.

Đặc biệt, các diễn giả đã tập trung cung cấp lộ trình phát triển kỹ năng cho sinh viên. PGS.TS. Lê Trung Thành đã chia sẻ cụ thể, chỉ ra các yếu tố quan trọng mà sinh viên cần rèn luyện để vượt qua A.I. Ngoài ra, thầy Thành cũng chia sẻ về các chương trình thực tiễn tại Viện ĐTQT, gồm 6 hoạt động liên kết doanh nghiệp, 9 câu lạc bộ sinh viên và các sự kiện, hoạt động học tập – trải nghiệm để xây dựng tư duy và kỹ năng toàn diện trong thời đại phát triển của A.I.

PGS. TS. Lê Trung Thành chia sẻ về các tư duy cần có ở sinh viên trong học tập và làm việc trong thời đại A.I.

Bên cạnh đó, ThS. Phạm Ngọc Mai Anh và TS. Trần Thanh Nam khuyến khích sinh viên sử dụng các công cụ A.I. tiên tiến ngoài các công cụ phổ biến như Google Gemini và Chat GPT để hỗ trợ học tập, đồng thời nhấn mạnh rằng việc sử dụng A.I. cần có kỹ năng và đi đôi với việc phát triển tư duy độc lập và sáng tạo. Các sinh viên trong hội trường cũng đã đưa ra các câu hỏi cho các diễn giả về những phương thức, tư duy để ứng dụng trực tiếp A.I. vào cuộc sống, công việc 

PGS.TS. Lê Trung Thành đã tổng kết nội dung qua mô hình Tam giác Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ

Khép lại buổi tọa đàm, PGS.TS. Lê Trung Thành đã tổng kết nội dung qua mô hình Tam giác Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ, nhấn mạnh ba yếu tố cốt lõi giúp sinh viên phát triển toàn diện trong thời đại A.I.. Kiến thức là nền tảng để hiểu rõ các vấn đề cốt lõi của ngành nghề. Kỹ năng là công cụ ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, đặc biệt là kỹ năng sử dụng công nghệ và làm việc nhóm. Thái độ quyết định thành công, thể hiện qua tinh thần học hỏi chủ động, đổi mới và giữ vững đạo đức nghề nghiệp. Thầy kết luận: “A.I. có thể thay thế những công việc lặp lại, nhưng không bao giờ thay thế được con người có tư duy sáng tạo, kỹ năng linh hoạt và thái độ học tập suốt đời.”

Buổi tọa đàm khép lại, những kiến thức thiết thực và lời khuyên giá trị từ buổi tọa đàm đã giúp sinh viên định hướng rõ ràng hơn trong việc xây dựng năng lực để thích nghi và dẫn đầu trong thời đại công nghệ.

 

Cộng đồng ISMErs

  • Fanpage
  • Group ISMErs
  • ISME
  • Youtube/Tiktok/Instagram

Fanpage IBD@NEU - Nơi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, môi trường học tập và hoạt động về Chương trình IBD@NEU

Tham gia

Fanpage BBAE@NEU - Nơi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, môi trường học tập và hoạt động về Chương trình BBAE@NEU

Tham gia

Fanpage IMD@NEU - Nơi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, môi trường học tập và hoạt động về Chương trình IMD@NEU

Tham gia

Group IBD@NEU - Nơi chia sẻ và gắn kết cộng đồng IBDers (Chỉ dành riêng sinh viên IBD)

Tham gia

Group BBAE@NEU - Nơi chia sẻ & gắn kết cộng đồng BBAErs (Chỉ dành riêng sinh viên BBAE)

Tham gia

Youtube IBD@NEU

Tham gia

Fanpage ISME - Nơi tìm hiểu thông tin về Viện Đào tạo Quốc tế - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Tham gia

Instagram IBD@NEU

Tham gia

Youtube IBD@NEU

Tham gia

Tiktok IBD@NEU

Tham gia