Banner

Viện Đào tạo quốc tế tổ chức thành công Tọa đàm “ Sự trỗi dậy của AI và ChatGPT: Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học”.

Lê Diệu Linh

Thứ Hai, 16/10/2023 3:59 Chiều

Ngày 9/10/2023, trong chuỗi các hoạt động hướng tới lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, Viện Đào tạo quốc tế – Trường ĐHKTQD đã tổ chức thành công tọa đàm với chủ đề đang được quan tâm hiện nay – “ Sự trỗi dậy của AI và ChatGPT: Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học”.

Tham dự tọa đàm có đông đảo các nhà nghiên cứu, các chuyên gia công nghệ cùng các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên của trường ĐHKTQD và đại diện các trường đại học có các chương trình liên kết đào tạo quốc tế đang triển khai tại Hà Nội. Ngoài ra, tọa đàm còn đón nhận sự tham gia trực tuyến từ các đối tác của Viện Đào tạo quốc tế tại Vương quốc Anh như Đại học Conventry, Đại học the West of England (UWE), Đại học Huddersfield và Đại học Koblenz, CHLB Đức.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó hiệu trưởng trường ĐHKTQD nhấn mạnh: “Đây thực sự là dịp để các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong và ngoài nước chia sẻ, cập nhật về tiềm năng, cơ hội của AI đối với giáo dục đại học cũng như trao đổi về ảnh hưởng của AI đến tương lai của giáo dục đại học”.

PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu – Phó hiệu trưởng trường ĐHKTQD phát biểu khai mạc

Tọa đàm đã được tổ chức với sự tham gia của các diễn giả – là những nhà nghiên cứu chuyên sâu về AI tại Việt Nam cũng như các tham luận chia sẻ đến từ các trường đối tác tại Vương Quốc Anh và Đức – bao gồm:

  • PGS.TS Phạm Văn Hải, Chuyên gia AI & BigData, Trường Công nghệ Thông tin -Truyền Thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội: AI, Dữ liệu và Công nghệ trợ lý ảo trong giáo dục đại học
  • TS. Trần Thế Trung, Giám đốc khoa học FPT Smart Cloud: Ảnh hưởng của AI đối với giáo dục và đào tạo tại các trường đại học
  • Mr. Michal Bobula, Trường Kinh doanh và Luật, ĐH West of England: AI trong giáo dục đại học: Thách thức, cơ hội và tiềm năng
  • Ms. Reem Muaid, Trường Marketing và Quản lý, ĐH Coventry, UK: Chuyển đổi giáo dục: Cuộc cách mạng AI sáng tạo và thực tiễn tại ĐH Coventry.
  • GS.TS Harald Von Korflesch, ĐH Koblenz, CHLB Đức: AI và ứng dụng AI tại ĐH Koblenz, CHLB Đức

 

Cùng sự tham gia thảo luận trực tiếp từ khách mời:

  • Ông John Andre – Giảng viên, Viện Đào tạo Quốc tế, ĐHKTQD
  • Ông Nguyễn Đình Hiếu – sáng lập Dự án ANCA.

 

Các diễn giả tại buổi Tọa đàm (online và trực tiếp tại Hội trường)

Các bài tham luận và chia sẻ tại tọa đàm xoay quanh vai trò, ảnh hưởng của AI/ChatGPT đối với giáo dục đại học cũng như cách thức mà các trường có thể khai thác tiềm năng và ứng dụng AI/Chat GPT một cách có ý nghĩa. Theo chia sẻ của các diễn giả, ứng dụng AI/ChatGPT có thể mang lại nhiều lợi ích cho giáo dục đại học, từ các mô hình, bài học thực tiễn ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp. AI/ChatGPT giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn, hỗ trợ giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu, trợ giúp các cơ sở giáo dục trong việc quản lý và vận hành. Tuy nhiên, thách thức mà AI và ChatGPT tạo nên cũng khiến cho các cơ sở giáo dục, các nhà quản lý cần suy nghĩ để có biện pháp hạn chế mối đe dọa về liêm chính trong học thuật, bảo mật dữ liệu hay hành vi gian lận, đạo văn.

PGS.TS Phạm Văn Hải chia sẻ về chủ đề AI, Dữ liệu và Công nghệ trợ lý ảo trong giáo dục đại học

GS.TS Harald Von Korflesch chia sẻ về chủ đề “AI và ứng dụng AI tại ĐH Koblenz, CHLB Đức”

Chia sẻ thực tiễn của GS. Harald – ĐH Koblenz đón nhận nhiều sự quan tâm từ những người tham dự tọa đàm. Theo GS, có thể áp dụng 3 phương thức để tận dụng hiệu quả lợi thế của AI/ChatGPT, cụ thể: (1) Chấp nhận AI/ChatGPT như một công cụ hỗ trợ trong giáo dục (cũng như SPSS, Word, Excel, Zoom…); (2) Khuyến khích sinh viên sử dụng AI/ChatGPT và xác nhận việc đã sử dụng như thế nào (bằng các form mẫu xác nhận); (3) Tích hợp ChatGPT vào hoạt động giảng dạy, học tập có sự tham gia tích cực và tự phản hồi và điều chỉnh chương trình giảng dạy. Đây là những cách thức mà các trường có thể triển khai để khai thác hiệu quả tiềm năng của AI/ChatGPT. Ngoài ra, những nghiên cứu và ứng dụng tại các trường ĐH ở UK, Đức cũng mang lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các trường ở Việt Nam trong việc tạo ra các chính sách, quy định trong việc ứng dụng AI/Chat GPT trong các cơ sở giáo dục.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

 

Tọa đàm “Sự trỗi dậy của AI và ChatGPT: Thách thức và tiềm năng đối với giáo dục đại học” thực sự đã cung cấp cho các nhà quản lý giáo dục, các giảng viên, sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ có cái nhìn tổng quát về AI, về những cơ hội mà AI mang lại cho giáo dục đồng thời cũng hướng đến các giải pháp để hạn chế những thách thức mà AI có thể ảnh hưởng đến tương lai của giáo dục đại học.

Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:

Diễn giả nhận hoa tri ân từ BLĐ nhà trường

Diễn giả chụp ảnh lưu niệm cùng các Thầy Cô và khách tham gia

Bà Reem Muaid chia sẻ về chủ đề “Chuyển đổi giáo dục: Cuộc cách mạng AI sáng tạo và thực tiễn tại ĐH Coventry”

Ông Trần Thế Trung chia sẻ về chủ đề “Ảnh hưởng của AI đối với giáo dục và đào tạo tại các trường đại học”

Ông John Andre chia sẻ về việc ứng dụng AI trong việc giảng dạy tại ISME

Người tham dự đặt câu hỏi về chủ đề quan tâm

 

 

 

 

 

Cộng đồng ISMErs

  • Fanpage
  • Group ISMErs
  • ISME
  • Youtube/Tiktok/Instagram

Fanpage IBD@NEU - Nơi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, môi trường học tập và hoạt động về Chương trình IBD@NEU

Tham gia

Fanpage BBAE@NEU - Nơi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, môi trường học tập và hoạt động về Chương trình BBAE@NEU

Tham gia

Fanpage IMD@NEU - Nơi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, môi trường học tập và hoạt động về Chương trình IMD@NEU

Tham gia

Group IBD@NEU - Nơi chia sẻ và gắn kết cộng đồng IBDers (Chỉ dành riêng sinh viên IBD)

Tham gia

Group BBAE@NEU - Nơi chia sẻ & gắn kết cộng đồng BBAErs (Chỉ dành riêng sinh viên BBAE)

Tham gia

Youtube IBD@NEU

Tham gia

Fanpage ISME - Nơi tìm hiểu thông tin về Viện Đào tạo Quốc tế - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

Tham gia

Instagram IBD@NEU

Tham gia

Youtube IBD@NEU

Tham gia

Tiktok IBD@NEU

Tham gia